Lượt xem: 1599
Sóc Trăng hưởng ứng 70 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2018)
 Nhân quyền là phạm trù lịch sử gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, giải phóng con người qua các hình thái kinh tế - xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp; qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại.

         Qua quá trình phát triển, các văn bản pháp lý quốc tế về nhân quyền đã ra đời, đánh dấu nhận thức và sự tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền. Hiến chương Liên Hiệp quốc (1945) đã dành nhiều đoạn, mục khẳng định mục tiêu, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của Liên Hiệp quốc trong việc bảo vệ và thúc đẩy tôn trọng các quyền và quyền tự do cơ bản của con người. Hiến chương Liên Hiệp quốc và Tuyên ngôn Nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Trong đó, Tuyên ngôn về Nhân quyền được Liên Hiệp quốc thông qua ngày 10/12/1948 được đánh giá là một trong những thành tựu lớn và có ý nghĩa lịch sử, vì đã đưa ra những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con người; từ đó, ngày ra đời của Tuyên ngôn về Nhân quyền, ngày 10/12/1948 được Liên Hiệp quốc lấy làm Ngày Nhân quyền thế giới.

      Việt Nam là một trong những nước đi đầu và bền bỉ trong thực hiện Tuyên ngôn - một giá trị vĩnh hằng mà các quốc gia đã cam kết và quyết tâm thực hiện vì cuộc sống đích thực của người dân. Qua các thời kỳ lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Theo đó, những tiêu chuẩn về quyền con người càng được củng cố và phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế thừa nhận, những quyền cơ bản của người dân ngày càng được pháp luật bảo đảm. Với việc thông qua Hiến pháp năm 2013, trong đó dành toàn bộ Chương II quy định việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân cùng với nhiều luật mới được ban hành như: Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi, Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại, Luật Luật sư, Luật Phòng chống mua bán người, Luật Công đoàn…, đã giúp hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về quyền con người ở Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn quyền con người trên thực tế.
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 279
  • Trong tuần: 2 590
  • Tất cả: 879624
Cơ quan chủ quản: Sở Y Tế tỉnh Sóc Trăng
Địa chỉ: Số 6 đường Châu Văn Tiếp, P.2, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299.3822576, Fax: 0299.3825323, Email: soyte@soctrang.gov.vn 
Ghi rõ nguồn thông tin điện tử Sở Y Tế (soyte.soctrang.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.